Người lao động làm bao lâu thì được nâng lương?

0985 949 207
ko_flag ko_flag
globaltax247@gmail.com

Văn bản pháp luật

Người lao động làm bao lâu thì được nâng lương?

Câu hỏi người lao động làm bao lâu thì được nâng lương? là một câu hỏi mà được rất người người lao động đặc biệt quan tâm. Vậy liệu có một quy định nào về việc tăng lương bổng không?

 

1. Người lao động làm bao lâu thì được nâng lương?

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn nâng lương và mức tăng lương mà điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. Vì vậy, để trả lời câu hỏi “Người lao động làm bao lâu thì được nâng lương?” cần căn cứ cụ thể vào hợp đồng lao động đã ký hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế nâng lương của công ty.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 93 của Bộ luật Lao động năm 2019, các doanh nghiệp phải thiết lập thang lương, bảng lương và định mức lao động. Những tài liệu này sẽ là cơ sở để thương thảo về mức lương trong hợp đồng lao động cũng như để thanh toán lương cho nhân viên.

Vì vậy, khi hợp đồng lao động có điều khoản về việc tăng lương theo quy định của công ty, người lao động nên tham khảo thang lương và bảng lương của công ty để xác định thời điểm mà mình sẽ được điều chỉnh mức lương.

2. Mức lương tối thiểu vùng năm 2024 như thế nào?

Năm 2024, mức lương tối thiểu vùng đã có sự điều chỉnh đáng kể so với năm trước, trở thành căn cứ để các doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và thực hiện việc trả lương. Theo thông báo từ Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mức lương tối thiểu sẽ tăng 6% so với mức điều chỉnh vào năm 2023. Sự điều chỉnh này không chỉ phản ánh tình hình kinh tế hiện tại và mức sống của người dân mà còn đảm bảo rằng người lao động nhận được mức thu nhập cơ bản phù hợp với chi phí sinh hoạt. Mức lương mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Mức lương tối thiểu vùng cho năm 2024 sẽ được áp dụng qua hai giai đoạn:

  1. Từ 01/01/2024 đến 30/06/2024: Áp dụng mức lương tối thiểu theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
  2. Từ 01/07/2024 đến 31/12/2024: Mức lương tối thiểu vùng mới sẽ tăng 6% so với mức 6 tháng đầu năm 2024, theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/06/2024, thay thế cho Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2024 đã được quy định như sau, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2024:

  • Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng
  • Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng
  • Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng
  • Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng

Ngoài ra, mức lương tối thiểu theo giờ cũng sẽ tăng 6% kể từ ngày 01/07/2024:

  • Vùng I: 23.800 đồng/giờ
  • Vùng II: 21.200 đồng/giờ
  • Vùng III: 18.600 đồng/giờ
  • Vùng IV: 16.600 đồng/giờ

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được Chính phủ xem xét và điều chỉnh hàng năm dựa trên tình hình kinh tế – xã hội thực tế của đất nước.

2.1 Mức lương tối thiểu vùng năm 2024 trước ngày 01/7

Mức lương tối thiểu vùng giai đoạn trước 01/7/2024 cũng là mức lương tối thiểu vùng năm 2023 (áp dụng theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022) như sau:

Bảng mức lương tối thiểu vùng được áp dụng từ 01/1/2024 – 30/6/2024 

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

2.2 Mức lương tối thiểu vùng năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/7

Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 sau khi có sự điều chỉnh tăng 6% như sau:

Bảng mức lương tối thiểu vùng được áp dụng từ 01/7/2024 – 30/6/2025 

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Từ ngày 01/07/2024, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh như sau:

  • Ở vùng IV, mức tăng tối thiểu là 200.000 đồng mỗi tháng.
  • Vùng I sẽ có mức tăng cao nhất là 280.000 đồng mỗi tháng.
  • Mức tăng tại vùng II là 250.000 đồng mỗi tháng.
  • Vùng III sẽ có mức tăng 220.000 đồng mỗi tháng.

3. Công ty có thể chậm trả lương cho người lao động được không?

Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Đồng thời tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

Kỳ hạn trả lương

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày, nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Theo nguyên tắc, công ty có trách nhiệm trả lương đúng hạn theo thỏa thuận với người lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng và sau khi đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục mà vẫn không thể trả lương đúng hạn, công ty có thể hoãn trả lương nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày trả lương đã thỏa thuận.

4. Công ty sẽ chịu mức phạt như thế nào nếu không nâng lương theo thỏa thuận?

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật, không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm, không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật, hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động, ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định, khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật, không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công, không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm, không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật, không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Lưu ý: Mức phạt vi phạm hành chính nêu trên áp dụng cho cá nhân, còn đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi so với cá nhân. (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Theo đó, nếu công ty không nâng lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, điều này có thể bị coi là trả không đủ lương. Mức phạt có thể dao động từ 20.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, tùy thuộc vào số lượng lao động bị ảnh hưởng.

5. Có phải ký hợp đồng lao động mới khi tăng lương không?

Căn cứ tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Theo quy định hiện hành, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động yêu cầu tăng lương và được chấp nhận nhưng điều này chưa được ghi trong hợp đồng lao động, các bên có thể yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng.
Việc thay đổi, bổ sung hoặc sửa đổi này có thể thực hiện bằng cách ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc ký kết một hợp đồng lao động mới.

Gửi yêu cầu tư vấn

Đăng ký nhận tin qua Email

Back to top

Hotline