Lương thử việc có đóng thuế TNCN không? Đây luôn là vấn đề khiến nhiều người lao động quan tâm và đặt dấu chấm hỏi trong quá trình thử việc. Vậy, thử việc có đóng thuế không? Nếu có thì mức thuế TNCN phải nộp trong thời gian thử việc là bao nhiêu? Cách tính thuế TNCN phải nộp với các lao động thử việc ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, nhà nước có quy định về các loại thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó có tiền lương, tiền công NLĐ nhận được. Vì thế, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
Các khoản tiền này sẽ được nhận trên đơn vị tiền đồng Việt Nam hoặc bằng tài sản có giá trị quy đổi là các khoản thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, không phải toàn bộ mức tiền lương thử việc đều phải chịu mức 10% thuế TNCN.
Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, đối tượng có thu nhập từ tiền lương, tiền công được xem là một trong những người phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thêm vào đó, tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, việc khấu trừ thuế và các chứng từ liên quan đến khấu trừ thuế được quy định cụ thể như sau:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
…
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Do quy định của pháp luật, nếu tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, hoặc các khoản chi khác cho cá nhân cư trú mà không ký hợp đồng lao động, họ phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Vì vậy, trong trường hợp người lao động đang trong thời gian thử việc và đã ký hợp đồng thử việc hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động dưới 03 tháng và nhận tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên, người sử dụng lao động sẽ phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trước khi trả thu nhập cho người lao động thử việc.
Lưu ý: Trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế như trên nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đạt mức phải nộp thuế, thì cá nhân có thu nhập có thể làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập mà không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Dựa trên điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động có thể cam kết tạm thời không khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân nếu:
Nếu đáp ứng các điều kiện trên, người lao động có thể tải và điền mẫu cam kết thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu 08/CK-TNCN theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Để có thể tính số tiền thuế TNCN phải nộp, phía doanh nghiệp cần xác định mức tiền lương thử việc căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Do hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, tổ chức thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên.
Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một ví dụ để quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về cách tính thuế TNCN cho các lao động thử việc:
Anh A đã có 2 tháng thử việc tại doanh nghiệp. Tháng thứ nhất, anh A làm việc được 14 ngày với mức lương 1.750.000 đồng. Tháng thứ hai, anh A làm được trọn tháng và mức lương là 3.500.000 đồng. Vậy, tiền thuế TNCN được xác định như thế nào?
Lúc này, khi đến hạn trả lương, doanh nghiệp sẽ trừ số tiền thuế phải đóng bằng 350.000 đồng vào tiền lương thử việc tháng thứ hai trước khi chi trả cho anh A.
Căn cứ theo mục i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, vì hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, các tổ chức trả thu nhập phải cần khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên cho người lao động. Trường hợp này, nhân viên thử việc không được tính giảm trừ gia cảnh.
Trong một số trường hợp, người lao động chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập phải đóng thuế TNCN, nhưng tổng thu nhập chưa đến mức chịu thuế do khấu trừ mức phí giảm trừ gia cảnh. Lúc này, người lao động có thể làm bản cam kết theo mẫu ban hành gửi đến tổ chức, doanh nghiệp để làm căn cứ tạm thời.
Dựa vào bản cam kết đó, doanh nghiệp sẽ không khấu trừ thuế. Kết thúc năm, doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách các cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan.
Theo đó, cá nhân sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về cam kết của mình, đăng ký thuế và có mã số thuế. Đồng thời, nếu thanh tra phát hiện ra có sự vi phạm, người lao động sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Do đó, công ty khấu trừ thuế 10% trên tổng lương thử việc của người lao động là đúng theo quy định của pháp luật. Mặt khác, nếu người lao động chỉ có duy nhất nguồn thu nhập thuộc trường hợp nói trên thì có thể yêu cầu doanh nghiệp làm cam kết lương thử việc không chịu thuế TNCN.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế, nếu người lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng (bao gồm hợp đồng thử việc), được chi trả lương thử việc trên 2.000.000 đồng thì chủ doanh nghiệp cần khấu trừ mức thuế TNCN 10% trên tổng lương được chi trả.
Mặt khác, trong trường hợp người lao động chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty với tổng mức thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức chịu thuế, họ có thể lựa chọn làm cam kết theo mẫu cam kết thuế TNCN mới nhất 2024 (Mẫu 08/CK-TNCN) để tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Bên cạnh đó, nếu người lao động là thu nhập duy nhất tại doanh nghiệp và đã có mã số thuế cá nhân thì có thể làm bản cam kết tạm thời chưa khấu trừ.
Mức lương thử việc là sự kết hợp giữa mức lương chính thức, hiệu suất công việc và các khoản phụ cấp tùy thuộc vào thời gian làm việc và các điều kiện đặc biệt. Do đó, ở mỗi doanh nghiệp sẽ có các cách tính khác nhau.
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Nếu thử việc đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có hai lựa chọn:
Trong trường hợp thử việc không đạt yêu cầu, Hợp đồng lao động đã giao kết hoặc Hợp đồng thử việc sẽ chấm dứt.
Trong suốt thời gian thử việc, mỗi bên đều có quyền hủy bỏ Hợp đồng thử việc hoặc Hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần thông báo trước và không phải chịu bất kỳ trách nhiệm bồi thường nào.
Liên hệ
Vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới này
Hotline